Tội phạm săn trộm tê tê bùng phát ở châu Phi

Các lệnh “đóng biên” khắp thế giới giúp động vật quý hiếm bị săn trộm giảm đáng kể, nhưng giữa năm nay, châu Phi bắt đầu ghi nhận kỷ lục các vụ săn bắt trái phép.

Tuần trước, hải quan Nigeria đã thu giữ một số lượng kỷ lục tang vật, trị giá 22 tỷ naira, tương đương 54 triệu USD, gồm hơn 17 tấn vảy, móng vuốt tê tê cùng ngà voi. Ba nghi phạm quốc tịch nước ngoài bị bắt. Kẻ chủ mưu đang bị truy tìm.

Theo các quan chức, Nigeria trở thành trung tâm của các băng nhóm đưa tê tê châu Phi đến châu Á. Tê tê là loài động vật nhút nhát, thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp, đã trở thành một trong những loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên trái đất do nhu cầu về vảy của nó trong y học cổ truyền ở châu Á.

Cảnh sát Nam Phi sử dụng máy dò kim loại để tìm kiếm viên đạn của kẻ săn trộm tại hiện trường săn bắn trộm tê giác ở Công viên Quốc gia Kruger. Ảnh: Sunday Times South Africa
Cảnh sát Nam Phi sử dụng máy dò kim loại để tìm kiếm viên đạn của kẻ săn trộm tại hiện trường săn bắn trộm tê giác ở Công viên Quốc gia Kruger. Ảnh: Sunday Times South Africa

Theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNDOC), số lượng vảy tê tê bị săn trộm, chủ yếu có nguồn gốc ở châu Phi, đã tăng gấp 10 lần trong 4 năm từ 2014 đến 2018. Với 185 tấn vảy đã bị thu giữ, ước tính khoảng 370.000 con vật sẽ bị giết.

Trong khi đó, ở Nam Phi, 249 con tê giác đã bị giết để lấy vẩy từ tháng 1 đến cuối tháng 6. 132 con trong số này bị giết ở chính Vườn quốc gia Kruger. Vào năm 2020, con số này chỉ là 90.

Kruger là khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất châu Phi với diện tích 2 triệu hecta, được UNESCO chỉ định là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyển và Con người Quốc tế, do có hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm với hàng trăm nghìn loài động thực vật. Nửa đầu năm, riêng ở Kruger đã ghi nhận 715 vụ sắn bắt trộm, tức là mỗi ngày 4 vụ.

Người phát ngôn Bộ Nông nghiệp nước này nhận định, việc “đóng cửa” quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan Covid 19 trong năm 2020 đã góp phần làm giảm nạn săn trộm vật hoang dã. “Nhưng chính sách nới lỏng việc đi lại vừa qua dường như làm gia tăng nạn săn trộm”, ông nói.

Một phụ nữ dùng dao để loại bỏ vảy trên da của một con tê tê sống tại chợ cá Epe ở Lagos, Nigeria ngày 29/7/2020. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ dùng dao để loại bỏ vảy trên da của một con tê tê sống tại chợ cá Epe ở Lagos, Nigeria ngày 29/7/2020. Ảnh: Reuters

Việc hạn chế đi lại đường hàng không khiến tội phạm săn bắt trái phép chuyển hướng vận chuyển qua đường biển, đặc biệt nhộn nhịp ở các cảng châu Á. Ngày 18/7, Hải quan Đà Nẵng phát hiện một tàu biển xuất phát từ Nam Phi đã chở lậu 3,1 tấn xương sư tử và 138 kg sừng tê giác. Trong khi đó, Nam Phi đã ngừng cấp giấy phép xuất khẩu xương sư tử vào năm 2018.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
homescontents