Hải quân Anh thách thức Trung Quốc, thẳng tiến Biển Đông

Nhóm tàu tấn công của hàng không mẫu hạm Anh đã tới vùng biển châu Á. Lo ngại sự hiện diện của hải quân Anh ở Biển Đông, truyền thông Trung Quốc đã dùng lời lẽ nặng nề để đề cập sự triển khai này, coi đây là bằng chứng khẳng định vai trò của Anh làm “tay chân” cho Mỹ.

Mức độ hướng tới Đông Á chưa từng có tiền lệ của hải quân Anh

Có lẽ không phải ngẫu nhiên, đội tàu lớn nhất của hải quân Anh (tính trong khoảng thời gian gần đây) đã thực hiện các hoạt động tập trận chưa từng có tiền lệ ngoài khơi Singapore chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có bài phát biểu được mong chờ tại Diễn đàn Fullerton thường niên của Singapore.

Tàu sân bay mới của Anh mang tên "Nữ hoàng Elizabeth" được triển khai tới Biển Đông. Ảnh: AFP.
Tàu sân bay mới của Anh mang tên “Nữ hoàng Elizabeth” được triển khai tới Biển Đông. Ảnh: AFP.

Tuần này, nhóm tàu hải quân Anh – do tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabeth nặng 65.000 tấn dẫn đầu, và hải quân Cộng hòa Singapore đã tổ chức tập trận hải quân chung sát với vùng Biển Đông nóng bỏng.

Đây là lần đầu tiên nhóm tác chiến thế hệ 5 của hải quân Anh diễn tập bên cạnh hải quân Singapore – lực lượng đã mở rộng nhanh chóng hợp tác an ninh với Mỹ và các nước đồng minh khác trong các năm gần đây. Còn vài ngày trước đó, nhóm tàu hải quân Anh đã diễn tập chung với hải quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal.

Trong các tuần tới, nhóm tàu hải quân Anh này dự kiến đi qua vùng biển cận kề Trung Quốc, từ Biển Đông tới Eo biển Đài Loan, rồi ngược lên Nhật Bản – đồng minh của Mỹ. Để khẳng định vai trò của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Anh cũng tuyên bố sẽ triển khai lâu dài ít nhất 2 chiến hạm đến hoạt động trong khu vực này.

Kể từ tháng 5/2021, nhóm tàu hải quân nói trên đã thực hiện hành trình dài xuyên đại dương, đi qua 40 nước trên quãng đường 26.000 hải lý để phóng chiếu hình ảnh một “Anh Quốc Toàn cầu” hậu Brexit (Anh rời khỏi EU).

Lầu Năm Góc đã nhiệt liệt hoan nghênh việc Anh triển khai hải quân như trên, coi đó là một biểu hiện của việc Anh cam kết theo đuổi “một mạng lưới gắn kết các đồng minh và đối tác, cùng nhau hợp tác và ủng hộ tự do hàng hải và trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Anh phối hợp với các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, để ứng phó với Trung Quốc trên biển

Trung Quốc cực lực phản đối sự hiện diện của bất cứ lực lượng hải quân châu Âu nào trong vùng. Đối với họ, Anh đơn giản chỉ là một bộ phận trong liên minh do Mỹ đứng đầu nhằm kiềm chế tham vọng hải quân của Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đăng một bài viết với ngôn từ nặng nề để chỉ trích Anh chỉ là “tay sai” của Mỹ và cảnh báo sẽ có đối sách mạnh nếu nhóm tàu trên dám “khiêu khích Quân giải phóng Trung Quốc ở khu vực Biển Đông”.

Trên thực tế, giới chức Anh đã ngày càng thể hiện rõ rằng họ cam kết làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác quân sự với các đối thủ trong khu vực của Trung Quốc. 

Đầu năm 2021, Cao ủy Anh tại Ấn Độ – Alex Ellis, nhấn mạnh nước ông cam kết hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, và Australia trong khu vực.

Trong cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin vào đầu tháng 7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh nhu cầu gia tăng điều phối chiến lược giữa các nước có cùng quan điểm. Một tuần sau đó, trước cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo ở Tokyo, ông Wallace tái khẳng định nhu cầu các đồng minh đoàn kết với nhau để đối diện với các thách thức chung, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong thông cáo chung với người đồng cấp Nhật Bản sau đó, người đứng đầu ngành quốc phòng Anh tuyên bố Anh sẽ triển khai lâu dài 2 tàu ở khu vực này từ năm nay.

uyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN – Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Răn đe những đối tượng muốn “phá hoại an ninh toàn cầu

Việc triển khai nhóm tàu tấn công của Anh ở Địa Trung Hải rồi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có những hàm ý chiến lược lớn, nhất là đối với Trung Quốc.

Đây là cơ hội để Anh thể hiện sức mạnh hải quân, kiểm tra tàu sân bay mới HMS Nữ hoàng Elizabeth, và tăng cường năng lực tác chiến liên hợp cũng như ngoại giao quốc phòng với các đồng minh chính và đối tác chiến lược tại các điểm thiết yếu trên toàn cầu.

Cuộc tập trận chung trước đó của đội tàu Anh cùng hải quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal có sự tham gia của 4.000 người, 10 chiến hạm, 2 tàu ngầm, và gần 20 máy bay.

Thông cáo của Cao ủy Anh tại Ấn Độ có đoạn: “Nỗ lực chung này mang lại an ninh cho bạn bè của chúng ta và là sự răn đe đối với những ai muốn phá hoại an ninh toàn cầu”.

Đáng lưu ý, đội tàu hải quân Anh có sự tham gia của khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans (DDG-68), một phi đoàn tiêm cường kích của thủy quân lục chiến Mỹ, và tàu hộ vệ Hà Lan HNLMS Evertsen (F805) – điều này phản ánh mức độ hoạt động liên hợp chưa từng thấy giữa các đồng minh của Anh.

Hoạt động hải quân chung giữa Anh và Mỹ đã làm gia tăng triển vọng về việc chính thức hóa hoạt động Tự do Hàng (FONOP) ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Chỉ vài ngày sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nhậm chức, hai đồng minh này đã ký một tuyên bố chung Mỹ-Anh dọn đường cho mở rộng hoạt động hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỹ muốn có thêm các đồng minh tham gia FONOP nhằm trực tiếp thách thức các tuyên bố thái quá của Trung Quốc quanh các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Việc Mỹ và các đồng minh tăng cường triển khai hải quân ở đây sẽ khiến Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn trong mưu đồ thống trị các vùng biển cận kề cũng như hăm dọa các nước nhỏ hơn. Năm 2020, Trung Quốc đã phải cảnh báo Anh chớ có triển khai hải quân quy mô lớn tới vùng biển cận kề và tố Anh đang biến vùng biển châu Á thành “chiến trường cạnh tranh giữa các nước lớn hay một vùng biển đầy các chiến hạm”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận