Sát thủ ‘ghét phụ nữ’ ẩn mình trong vỏ bọc người mẫu mực

Từ năm 1988 đến 2002, nhiều phụ nữ bị sát hại, thường là người trẻ đẹp, tóc dài, đi giày cao gót, và mặc đồ đỏ.

Một sáng tháng 5/1988, thi thể cô gái xinh đẹp 23 tuổi, ở Bạch Ngân, thành phố khai khoáng thịnh vượng được tìm thấy trong phòng với nhiều vết đâm. Đêm trước, ở căn phòng bên cạnh cách vài bước chân, anh trai cô không nghe thấy tiếng động gì.

Vụ án mạng thứ hai xảy ra vào một buổi chiều tháng 7/1994, nạn nhân là nữ lao công 19 tuổi. Bốn năm sau, nạn nhân thứ ba 29 tuổi được tìm thấy trong tình trạng loã thể. Chỉ ba ngày sau, nạn nhân trẻ tuổi tiếp theo lại mất mạng. Năm 1994 khép lại với thêm 2 nạn nhân nữa, trong đó có cô bé 8 tuổi.

Thành phố Bạch Ngân thời đó là đầu tàu của nền công nghiệp Trung Quốc. Khi các quặng kim loại của Bạch Ngân bắt đầu cạn kiệt vào cuối những năm 1980, thành phố mất đi vẻ rực rỡ. Tình trạng hất nghiệp gia tăng, các băng nhóm thanh niên, di cư ồ ạt. Tình trạng xấu hơn cuối những năm 1990, các nhà máy đóng cửa, hàng triệu người mất việc. Thiếu an sinh xã hội, nhiều người phạm tội để sống qua ngày.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin về các vụ giết phụ nữ trong thành phố Bạch Ngân tỉnh Cam Túc. Ảnh: The Sun
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về các vụ giết phụ nữ trong thành phố Bạch Ngân tỉnh Cam Túc. Ảnh: The Sun

Các vụ giết người hàng loạt gieo rắc nỗi lo sợ với người dân thành phố. Các phụ huynh luôn dặn các con gái không ra ngoài khi màn đêm buông, và cấm mặc bất cứ đồ gì màu đỏ. Cảnh sát như “lật tung” mọi ngóc ngách, các căn hộ mong lần được nhân chứng hoặc bất cứ manh mối gì.

Vào thời điểm đó, phân tích pháp y vẫn còn sơ khai với ngân sách cực kỳ eo hẹp. Tháng 5/2001, sau nhiều năm yên ắng, thi thể một y tá 28 tuổi lại được tìm thấy tại nhà của cô, gần cùng địa chỉ với nạn nhân thứ tư, và cách thức lấy đi một phần nhạy cảm của cơ thể, giống hệt các vụ án bí ẩn trước đó.

Trên đường đến hiện trường, một cảnh sát khẳng định đã vô tình chạm mặt một kẻ đáng ngờ. Cảnh sát mời tám chuyên điều tra gia từ Bộ Công an, và một chuyên gia về cấu tạo khuôn mặt. Dựa trên mô tả của sĩ quan này, bức phác thảo chân dung nghi phạm được hình thành. Nhưng hình minh họa này chỉ được sử dụng nội bộ giới cảnh sát, để tránh bất lợi cho cuộc điều tra.

Cảnh sát đã lặng lẽ thu thập dấu vân tay của hơn 230.000 người đàn ông trong thành phố Bạch Ngân sử dụng các bức chân dung làm tài liệu tham khảo. Nhưng nỗ lực của họ chẳng đi đến đâu. Đơn giản, nghi phạm có thể là một trong hàng trăm triệu người di cư, thường xuyên bỏ qua các đợt khai báo hộ tịch, và vân tay của hắn ta không có trong dữ liệu dân cư của thành phố.

Nạn nhân tiếp theo được phát hiện sau đó vài tháng, ngày 9/2/2002. Cảnh sát xác định nghi phạm là kẻ cô độc có “ám ảnh tình dục, ghét phụ nữ, sống ẩn dật và khó gần”. Nhưng suốt những năm tiếp theo, cuộc điều tra không có gì tiến triển. Người dân địa phương gần như quên hẳn bóng ma về “kẻ sát nhân nhắm vào các cô gái mặc đồ đỏ”.

Cho đến tháng 8/2016, gần ba thập kỷ sau khi vụ đầu tiên, cảnh sát thông báo phát hiện nghi phạm là Cao Thừa Dũng, 52 tuổi, chủ tiệm tạp hóa, nhờ công nghệ xét nghiệm ADN.

Tiệm tạp hoá gia đình của Cao Thừa Dũng và vợ. Ảnh: CGTN News
Tiệm tạp hoá gia đình của Cao Thừa Dũng và vợ. Ảnh: CGTN News

Cao Thừa Dũng sinh năm 1964, tại Trương Dịch, một quận nhỏ ở Cam Túc, được hàng xóm biết đến như là người hiền lành, trầm tính; là một dân nhập cư kiểu mẫu. Ông ta nổi tiếng về lòng hiếu thảo khi chăm sóc tận tuỵ cho cha và là người cha mẫu mực khi cùng vợ nuôi 2 con trai học đại học.

Ông Dũng nhanh chóng thú nhận đã giết 11 phụ nữ suốt 30 năm qua. Nhớ về vụ án đầu tiên với cô gái biệt danh “đôi giày trắng nhỏ”, hắn nói ban đầu chỉ đột nhập ăn trộm nhưng phát hiện nên bịt đầu mối. Gây án xong, Dũng khi đó còn ngồi lại, lật xem album ảnh của cô. Sau khi xé nát ảnh, hắn về nhà với người vợ đang mang thai.

Độnng cơ gây án của Dũng bí ẩn như chính con người ông ta. Dũng khai không tổ chức, tính toán mà chỉ lang thang trên đường phố vào ban đêm, chọn nạn nhân có “ngoại hình phù hợp”.

Giải thích việc lấy đi các bộ phận cơ thể, ông ta nói để “trả thù cho sự phản kháng ban đầu của họ”. Tính toán duy nhất của kẻ sát nhân là việc lựa chọn quần áo sậm màu khi gây án để che đi các vết máu.

Cao Thừa Dũng trong phiên toà tháng 3/2018. Ảnh: Reuters
Cao Thừa Dũng trong phiên toà tháng 3/2018. Ảnh: Reuters

“Nghi phạm khai với sự bình tĩnh không thể tưởng tượng được. Hắn nhớ mọi chi tiết”, một cảnh sát sau buổi thẩm vấn đã thốt lên. Nhưng Dũng không đưa ra manh mối nào về động cơ, hoặc cách trốn tránh cuộc truy lùng trong gần ba thập kỷ.

Các công tố viên phải mất hơn một năm để soạn xong cáo trạng truy tố Dũng vào tháng 7/2017. Cuối phiên tòa kéo dài hai ngày cuối tháng 3/2018, Tòa án Nhân dân Bạch Ngân, mô tả hành vi của hắn là “hèn hạ đáng khinh”, tuyên phạt tử hình vì các tội danh Giết người, Cướp tài sảnNgược đãi thi thể và Hiếp dâm.

Dũng nhận tội, không kháng cáo, cúi đầu xin lỗi gia đình các nạn nhân ba lần. Sau đó, trong sự kinh ngạc của cả phòng xét xử, Dũng bày tỏ mong muốn được hiến nội tạng sau khi bị hành quyết. thân nhân.

Ngày 3/1/2019, Dũng bị xử tử.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
homescontents