Người dân Mỹ vượt qua suy thoái kinh tế do Covid-19 tốt hơn thời kỳ khủng hoảng 2008

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến chỗ suy thoái. Nhưng nhiều người Mỹ đã nỗ lực tránh rơi vào tình thế trở nên nghèo hơn. Tất nhiên người vốn giàu có sẽ có lợi thế hơn. 

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các hộ gia đình nước này đã kiếm được tài sản lên tới 13.500 tỷ USD trong năm 2020 – đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Nhiều người Mỹ thuộc các nhóm khác đã thanh toán được nợ tín dụng, tiết kiệm thêm tiền… Điều này tương phản với các lần suy thoái kinh tế trước đó của Mỹ. Chẳng hạn, hồi năm 2008, các hộ gia đình Mỹ mất tới 8.000 tỷ USD.

Sàn chứng khoán New York (Mỹ) thời kỳ Covid-19 năm 2020. Ảnh: Reuters.
Sàn chứng khoán New York (Mỹ) thời kỳ Covid-19 năm 2020. Ảnh: Reuters.

Trên một số phương diện, sự khác biệt hẳn của suy thoái do đại dịch Covid-19 và quá trình phục hồi sau đó không có gì gây ngạc nhiên vì quy mô của đại dịch này là chưa từng có tiền lệ trong kỷ nguyên hiện đại.

Tương tự, phản ứng tài chính của chính phủ Mỹ cùng chưa từng có tiền lệ. Mỹ đã vay, cho vay, và chi hàng nghìn tỷ USD để ngăn nền kinh tế nước này khỏi lao dốc hơn nữa như đã từng.

Suy thoái kinh tế đợt Covid-19 khác với thời 2008

Các động thái nói trên tạo lên cốt lõi cho bản chất đặc biệt của đợt suy thoái và phục hồi lần này. Chúng cũng tiếp thêm nhiều xung lực cho sự bùng nổ bất ngờ của thị trường chứng khoán. Lãi suất chạm đáy đã hút thêm nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Các lao động bị kẹt tại nhà đã thử sức trong các giao dịch, còn các gã khổng lồ công nghệ thì có thêm chỗ đứng trong thời kỳ phong tỏa vì dịch bệnh.

Đến lượt mình, thị trường chứng khoán lại trở thành động lực gia tăng nguồn của cải gia đình, chiếm tới gần nửa tổng mức tăng.

Điều này một lần nữa cũng lại tạo ra sự phân bổ lệch các mức thu của cải, vì các hộ khá giả thường có xu hướng sở hữu nhiều cổ phiếu hơn. Hơn 70% mức tăng của cải hộ gia đình thuộc về nhóm 20% những người có thu nhập cao hàng đầu. Và khoảng 1/3 số tài sản tăng thêm là thuộc về 1% số người có thu nhập cao nhất.

Mức tăng tài sản còn tập trung nhiều hơn nữa ở tốp phía trên khi người Mỹ được chia nhóm theo mức độ tài sản thay vì thu nhập. (Mức độ tài sản được tính bằng cách trừ các nghĩa vụ tài chính như các khoản thế chấp và nợ học đại học ra khỏi các tài sản như nhà cửa và đầu tư vào thị trường chứng khoán).

Các lệnh giãn cách yêu cầu ở tại nhà đã khiến kinh tế Mỹ rơi tự do vào đầu đại dịch Covid-19 nhưng cú sốc chỉ diễn ra ngắn ngủi.

Những người Mỹ làm các công việc mang lại thu nhập cao đã vượt qua khó khăn tương đối tốt. Nhiều nhân viên cổ cồn trắng có khả năng làm việc từ nhà, và họ tiết kiệm được tiền bạc vốn phải chi cho việc đi đi về về và ăn uống bên ngoài. Các gói kiểm tra kích thích kinh tế của chính phủ và các trợ cấp mở rộng cho người thất nghiệp đã giải cứu các nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, nhân viên vệ sinh và những người lao động khác trong các lĩnh vực thu nhập thấp bị cho nghỉ việc.

Nhiều lao động có thu nhập thấp hơn đi tiên phong. Chẳng hạn, vào tháng 10/2020, số dư tài khoản vãng lai của hộ gia đinh trong nhóm 25% lao động có thu nhập dưới đáy đã tăng khoảng 50% tính từ năm 2019, theo Viện JPMorgan Chase. Nhưng đa phần sự gia tăng tài sản ở nhóm này xuất hiện dưới hình thức kiểm tra kích thích kinh tế hoặc phúc lợi thất nghiệp mà sẽ mất dần khi nền kinh tế hồi phục.

Và nhiều công việc thu nhập thấp vẫn mất tăm. Đến tháng 4/2021, các công việc trả hơn 60.000 USD đã tăng khoảng 2% so với mức của tháng 1/2020, theo Opportunity Insights – một nhóm nghiên cứu có trụ sở ở Đại học Havard. Việc làm trả chưa đầy 27.000 USD giảm gần 24%.

Những người Mỹ thu lợi nhiều nhất trong năm 2020 là những người có khối tài sản lớn hơn nhiều vào thời điểm họ khởi đầu. Nhà cửa, chứng khoán, và các tài khoản hưu trí (người giàu có hơn thường có) đã tăng vọt về giá trị, và những sự gia tăng như thế này có khả năng sẽ tồn tại lâu dài.

VOV.VN – Trong nội bộ nước Mỹ, Tổng thống Biden và đảng Dân chủ được đánh giá là “tả khuynh” hơn cựu Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa. Các nỗ lực “cải cách” của Biden trong 100 ngày đầu nắm quyền dường như theo hướng xã hội chủ nghĩa hóa. Nhưng thực tế có thật như vậy?

Bất ngờ về giá nhà tăng và thị trường chứng khoán sôi động

Giới kinh tế học ban đầu không dự kiến được tình hình sẽ diễn ra như thế. 

Chẳng hạn khi đại dịch Covid-19 lần đầu tấn công nền kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán đã tụt dốc nhanh chóng.

Nhưng rồi sau đó, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất xuống gần 0, tung ra một loạt các chương trình cho vay khẩn cấp, và bắt đầu mua nợ chính phủ trên quy mô lớn. Các nhà đầu tư liền đổ vào chứng khoán, không còn e sợ thị trường tín dụng sẽ đóng băng. Một số doanh nghiệp công nghệ lớn hưởng lợi từ kinh tế làm việc tại nhà và đã đưa toàn bộ thị trường lên cao hơn.

Trong nửa còn lại của năm 2020, chỉ số cổ phiếu S&P 500 tăng lên các mức kỷ lục mới. Giá chứng khoán tăng chiếm tới gần 44% tổng tăng của tài sản hộ gia đình trong năm 2020.

Giá nhà – vốn có xu hướng giảm mạnh trong thời kỳ kinh tế thụt lùi, thì lại tăng vọt. Nguồn cung nhà vốn đã khan hiếm thì nay đại dịch lại đẩy nhu cầu về nhà lên cao nữa khiến tình trạng thiếu hụt càng thêm trầm trọng.

Giá bán trung bình một ngôi nhà lần đầu tiên vượt mức 300.000 USD vào năm 2020 và vẫn tiếp tục tăng cao, lên tới 350.000 USD vào tháng 5/2021. Sự tăng giá nhà và lãi suất cho vay thấp đem lại lợi ích cho các chủ nhà – nhiều người trong số họ đã bỏ vào túi nhiều tiền mặt thu được từ bán nhà hoặc tiết kiệm được tiền nhờ vào việc tái cấp tài chính thành các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn.

Giá cả tăng khiến chuyện sở hữu nhà vượt khỏi tầm tay của các gia đình thu nhập thấp và những người định mua nhà lần đầu. Các nhà kinh tế dự báo mức tăng giá sẽ ôn hòa trong năm 2021 này nhưng giá nhà thì chưa giảm.

Trong khi đó, gói cứu trợ giúp người Mỹ đi qua 15 tháng đại dịch vừa qua bắt đầu giảm. Các bang của Mỹ đã rục rịch cắt giảm trợ cấp thất nghiệp. Đã được 4 tháng kể từ khi có vòng kiểm tra kích thích kinh tế cuối cùng. Các biện pháp cho phép người vay hoãn thanh toán thế chấp và các khoản nợ sinh viên đã sắp hết hiệu lực.

Những ai bỏ lỡ cơ hội tạo ra của cải trong đại dịch Covid-19 sẽ ít được chuẩn bị hơn để vượt qua căng thẳng lớn kế tiếp về mặt tài chính. Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ cho biết, năm 2020, hơn 1/3 số người lớn ở Mỹ nói rằng họ có thể không đủ khả năng trang trải chi phí đột ngột 400 USD dưới dạng tiền mặt.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận