Đừng vội phán xét, chì chiết cha mẹ khi trẻ béo phì

Gen đột biến có thể là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em, vì vậy đừng vội vàng phán xét cha mẹ chúng.

Với nhiều gia đình, trẻ em mũm mĩm, mập mạp một chút mới được cho rằng “nuôi con khéo”. Nhiều người muốn tăng cường khẩu phần thức ăn hàng ngày cho các con để tăng cân nặng, như vậy con mới đủ sức khỏe và đảm bảo đủ chất để phát triển. 

Tuy nhiên, việc nhồi nhét con ăn cũng có thể dẫn đến những trường hợp trẻ bị béo phì, để lại hậu quả rất nặng nề cho cả trẻ và gia đình. Ở những trường hợp này, trẻ rất khó để kiểm soát việc ăn uống của bản thân và việc giảm cân có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Song, cũng có những trường hợp, dù trẻ chỉ ăn một lượng thức ăn vừa phải, thậm chí là kén ăn, ăn ít nhưng vẫn béo phì. Các ông bố bà mẹ có con béo phì thường phải nhận rất nhiều chỉ trích, chì chiết và những ánh mắt soi mói không chỉ của người ngoài, thậm chí còn là chính người thân trong gia đình. Dần dần, sẽ tạo ra tâm lý không tốt cho cả bố mẹ và các con. 

Với những trẻ như thế này, rất khó để có thể giảm cân dù bố mẹ và con có cố gắng như thế nào.

Một nghiên cứu tại trường đại học Cambridge và Briston đã chỉ ra rằng, việc trẻ béo phì có thể là do mang gen đột biến, không phải là do chế độ ăn nhiều chất béo hay lượng thức ăn nạp vào cơ thể. 

Tiến sĩ Miriam Stoppard cho biết: “Nghiên cứu tại các trường đại học Cambridge và Bristol đã phát hiện ra rằng, cứ 340 người thì có một người mang gen đột biến khiến trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường. Trọng lượng đó rơi vào khoảng 16,7kg khi 18 tuổi. Và phần cân nặng dư thừa đó phần lớn là chất béo”. 

Một trong những gen đột biến đó là MC4R, tạo ra một loại protein tác động lên não, giúp não nhận thức cơ thể đã tích trữ được bao nhiêu chất béo. Khi gen MC4R không hoạt động bình thường, não sẽ nghĩ rằng cơ thể có lượng dự trữ chất béo thấp hơn mức bình thường, báo hiệu rằng chúng ta đang đói và cần ăn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu gen MC4R ở 6.000 người sinh ra tại Bristol (Anh) trong năm 1990-1991. Họ đặc biệt chú trọng đến việc đột biến gen MC4R ảnh hưởng thế nào đến trọng lượng và chất béo trong cơ thể của con người. Nghiên cứu này sau đó được mở rộng và kết quả là khoảng 200.000 người ở Anh có thể mang một lượng chất béo bổ sung đáng kể do đột biến trong MC4R.

Các nhà khoa học cũng cho biết, nếu bị đột biến gen MC4R, nó sẽ lập tức ảnh hưởng đến trẻ ngay khi sinh ra. Những đứa trẻ đó sẽ bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm cũng giúp thực hiện được các biện pháp phòng ngừa.

Giáo sư Sir Stephen O’Rahilly tại Đại học Cambridge cho biết: “Cha mẹ của những đứa trẻ béo phì thường bị đổ lỗi cho việc nuôi dạy con kém và không phải tất cả trẻ em đều nhận được sự trợ giúp chuyên môn thích hợp. Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tăng cân từ khi còn nhỏ do rối loạn gen không phải là hiếm. Điều này khuyến khích một cách tiếp cận nhân ái và hợp lý hơn đối với trẻ em và gia đình có trẻ thừa cân”.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ béo phì rất quan trọng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ béo phì rất quan trọng.

Với những trẻ em bị thừa cân do den đột biến, việc điều chỉnh chế độ ăn ít chất béo là việc rất quan trọng. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải giúp trẻ xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và kết hợp với việc tập luyện thể thao để giữ căn nặng ở mức vừa phải. Béo phì sẽ gây ra những bệnh lý về tim mạch, huyết áp… rất nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tâm lý cho cả cha mẹ và con trẻ cũng cần được chú trọng hơn. Trẻ béo phì có thể gặp phải sự chế giễu từ bạn bè, các bé sẽ tự ti, nhút nhát, thậm chí tuyệt thực để cố gắng giảm cân. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu và giúp con tự tin hơn với vẻ ngoài của mình.

Về lâu dài, những nghiên cứu về đột biến gen MC4R có thể sẽ giúp tạo ra các loại thuốc khién trẻ em có thể khôi phục về cân nặng bình thường trong tương lai.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
homescontents